Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Bệnh vẩy nến, phân loại, triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh vẩy nến chiếm 5% dân số Châu Âu, 2% dân số Châu Á và Châu Phi, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám Da liễu. Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ lụy của nó. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là gì?


Bệnh Vẩy nến là bệnh khá phổ biến sau bệnh eczema, do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, theo tài liệu nhiều tác giả nước ngoài trong nội trú chiếm 4-8% ngoại trú 2-7% so với tổng số bệnh ngoài da đến khám và điều trị. Bệnh ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung nhưng là bệnh dai dẳng hay tái phát nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập, lao động và tâm trí người bệnh. Bệnh thường phát về mùa Đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn than, có thể kèm theo sung đau các khớp chân. Bệnh Vẩy nến còn gọi là Ngân Tiêu Bệnh, Tùng Bì Tiễn, Bạch Thủy, Chủy Phong, Bạch Xác Sang, Tùng Hoa Tiễn. Từ Bạch Chủy đầu tiên xuất hiện trong sách Ngoại Khoa Đại Thành. Sách Phong Môn Toàn Thư Viết: “Vùng tổn thương lõm như đồng tiền lớn, bên trong có màu hồng bên ngoài màu trắng, châm kim vào không chảy ra máu, chảy ra nước màu trắng như màu bạc. Lúc đầu phát ra ở cơ thể rồi sau đó phát ở mặt”.

Các loại bệnh vảy nến


  • Dạng thường gặp là vảy nến thể mảng: những vùng da bệnh có màu đỏ đóng vẩy màu trắng bạc bên trên. 
  • Vảy nến giọt: thể hiện dưới dạng những sang thương hình bầu dục màu đỏ ở thân, chi và da đầu. 
  • Vảy nến mủ: bề mặt da xuất hiện những bóng nước có chứa mủ. 
  • Vảy nến đảo ngược: thể hiện dưới dạng những mảng đỏ, láng ở da của những nếp gấp như quanh cơ quan sinh dục, dưới vú, nách… 
  • Vảy nến đỏ da: là thể nặng, da bị đỏ tróc ra từng mảng thường ảnh hưởng tới một vùng lớn trên cơ thể. Bệnh nhân có thể tử vong do da mất chức năng bảo vệ dẫn đến hậu quả nặng nề là các rối loạn thân nhiệt và cân bằng nước – điện giải. 
  • Bệnh Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dầy màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dầy lên so với trước đây. 
  • Viêm khớp vảy nến: có thể viêm bất cứ khớp nào, thường là các khớp ngón tay, ngón chân nhưng có thể xảy ra ở khớp hông, gối, cột sống… 
  • Bệnh Vẩy nến ở móng: Móng dầy hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng. 
  • Bệnh Vẩy nến thể đỏ da toàn thân. 
  • Bệnh Vẩy nến Thể Phong Nhiệt: Những nốt chấm xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, mầu trắng đục, ngứa nhiều, mọc ở tay chân hoặc ở đầu, mặt, râu, gây hoại tử da sau đó có chấm xuất huyết. Kèm ngứa, sốt, khát, họng khô, đau, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng. 
  • Bệnh Vẩy nến Thể Phong Huyết Táo (gặp ở thể bệnh kéo dài): Nhiều nốt ban chẩn mới ít xuất hiện, những nốt cũ mầu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô, lưỡi ít tân dịch, rêu lưỡi hơi vàng mà khô. 
  • Bệnh Vẩy nến Thể Phong Hàn: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như đồng tiền hoặc từng mảng mầu hồng, trên mặt mụn có thể thối nát, phát bệnh quanh năm. Từ mùa đông đến mùa hè thường tự bớt hoặc giảm ẩn đi, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt. 
  • Bệnh Vẩy nến Thể Thấp Nhiệt: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như nước trong lỗ rỉ ra, xuất hiện ở bên dưới bầu vú, vùng hội âm, khuỷ tay, hố mắt, vùng sinh dục, mầu da có mầu hồng xám, thường gom lại thành mảng lớn, vùng tổn thương chảy nước mầu trắng đục, hơi ngứa, miệng khô, không khát, cơ thể nóng, mệt mỏi, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng hoặc có ngấn bệu. 
  • Bệnh Vẩy nến Thể Huyết Nhiệt: Mới phát hoặc tái phát không lâu, vết sần nổi lên như dạng đồng tiền hoặc như bùn, thường nổi hạt nhỏ như ban chẩn, to nhỏ không đều, mầu hồng tươi, mọc nhiều ở tứ chi, có thể mọc ở vùng đầu và mặt trước, bề mặt của vết sần có mầu trắng đục, khô, vỡ nát có khi có rướm máu, kèm ngứa, tâm phiền, khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng. 
  • Bệnh Vẩy nến Thể Huyết Ứ: Vết ban mầu đỏ tối hoặc tím, to nhỏ không đều, bề mặt hơi lõm, khô trắng đục, không bong da, có một ít vết ban nhỏ mới xuất hiện kèm theo ngứa hoặc không ngứa, miệng khô, không muốn uống, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc hơi vàng. 
  • Bệnh Vẩy nến Thể Huyết Hư: Cơ thể vốn suy yếu, bệnh kéo dài lâu ngày, da chuyển sang trắng bệch, nhiều vết ban có dạng giống như từng mảng hoặc phát ra toàn thân, mầu hồng nhạt ướt hoặc nhạt tối, bong da có những vết ban mới xuất hiện, ngứa, nặng hoặc nhẹ mầu da cũng không thay đổi, kèm chóng mặt, ít ngủ, ăn uống kém, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi ít, ít tân dịch. 
  • Bệnh Vẩy nến Mạch Xung Nhâm Không Điều Hoà: Da nổi nhiều nốt sẩn đặc biệt vào thời kỳ kinh nguyệt, có thai, sinh đẻ, đa số trước khi có kinh, đang có thai và trước khi sinh thì phát nặng hơn, có một ít sau khi có kinh và sau khi sinh mới phát. Toàn thân nổi lên những vết ban mọc thành đám, mầu đỏ tươi sau đó trở thành trắng đục, lúc mới phát có những vết xuất huyết. Toàn thân hơi ngứa,tâm phiền, miệng khô, đầu váng, lưng đau, lưỡi đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng. 
  • Bệnh Vẩy nến Nhiệt Độc Thương Doanh: Phát bệnh nhanh, toàn thân đều nổi ban đỏ, đỏ tím, đỏ sẫm, nóng, ấn vào thì nhạt mầu, sưng phù, bong da, toàn thân sốt cao, sợ lạnh, tâm phiền, khát, tinh thần uể oải, tay chân không có sức, lưỡi đỏ sẫm, ít tân dịch.

Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ da bị nứt. (đôi khi nhầm với bị nứt nẻ da, cũng hay gặp ở mùa khô).

Cần phân biệt với:

  • Bạch Tiêu Phong (Can Tính Bì Chỉ Dật): Xuất hiện nhiều ở vùng đầu, thường có mầu trắng tro hoặc đục như mỡ, lâu ngày gây nên hói (rụng) tóc.
  • Phong Nhiệt Sang (Mai Côi Đường Chẩn): nốt ban chủ yếu ở vùng khô, có hình tròn, hơi trắng bạc, có thể tự khỏi.
  • Hồ Niệu Thích (Mao Phát Hồng Đường Chẩn): vết ban phía trên có đầu nhỏ mầu trắng đục, không làm trắng da và không rướm máu.
  • Vảy nến thể chấm giọt: cần phân biệt với sẩn giang mai II (cộm, màu đỏ sẫm, có viền Biệt), Á vảy nến thể giọt (vảy màu nâu, cậy bong ra thành một lớp như gắn xi).
  • Ở da đầu, da mặt trẻ em cần phân biệt với á sừng liên cầu.
  • Ở các móng cần phân biệt với nấm móng.
  • Ở nếp kẽ phân biệt với hăm kẽ, loét kẽ.

    Triệu chứng của bệnh vẩy nến


    Bệnh vảy nến thường có các biểu hiện dưới đây:

    • Thương tổn da: bệnh vảy nến biểu hiện trên da rõ nết nhất bằng các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến. Tuỳ theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn. 
    • Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn 
    • Thương tổn móng: Tổn thương trên móng xảy ra ở khoảng 30% - 40% bệnh nhân vẩy nến. Các móng ngả màu vàng đục,có chấm lỗ rỗ hoặc hình gợn sóng trên bề mặt. Móng rất mủn, dễ gãy, nhiều người bệnh còn mất cả móng. 

      Nguyên Nhân gây Bệnh Vẩy nến:


      Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân gây ra Bệnh Vẩy nến. Nhưng người ta biết chắc chắn các yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:

      • Do ngoại tà khách ở bì phụ: Lục dâm (phong, hàn, nhiệt, thấp, thử, táo) xâm nhập vào phần cơ, phu làm cho khí của Phế vệ không được tuyên thông, làm cho kinh lạc bị ngăn trở, ứ đọng lại ở da (phu tấu), không nuôi dưỡng được da gây nên. Sách 
      • Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận Viết: “Tấu lý hư yếu, phong và khí xâm nhập vào, huyết ứ lại không nuôi dưỡng được cơ nhục gây nên bệnh”. 
      • Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến Vẩy nến da và khớp. 
      • Do Tình Chí Nội Thương: Thất tình bị ức chế, uất kết lâu ngày hóa thành hỏa, hỏa nhiệt hóa thành độc tả vào phần doanh huyết, bên ngoài ảnh hưởng đến phụ tấu (da), lỗ chân long bị bít lại không thông, khí trệ huyết ứ gây nên bệnh vẩy nến. 
      • Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm. 
      • Do Trúng Độc: Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, tanh, tươi sống, trứng …khiến cho phong bị động, Tỳ Vị không điều hoà, khí trệ không thông, thấp nhiều cùng kết lại, thấm vào tấu lý, gặp phải hàn thấp, khí huyết tương bác nhau gây nên bệnh. 
      • Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên. 
      • Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid. 
      • Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa). 
      • Do Mạch Xung và Nhâm Không Điều Hoà: Mạch Xung và Nhâm liên hệ với tạng Can và Thận, vì vậy kinh nguyệt và sinh dục là yếu tố làm cho mạch Xung và Nhâm không điều hoà, khiến cho âm dương của Can Thận thiên lệch gây nên, biểu hiện bằng âm hư nội nhiệt hoặc do dương hư ngoại hàn, lâu ngày làm cho âm dương đều hư hoặc chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn.

      Tóm lại, Bệnh Vẩy nến chủ yếu do rối loạn ở phần huyết: huyết nhiệt, huyết táo, huyết ứ. Bệnh lâu ngày làm cho tạng phủ bị ảnh hưởng theo, trong đó chú ý đến Can Thận.

      Những điều cần tránh với Bệnh Vẩy nến


      Nhìn vào 5 yếu tố làm nên cơ chế sinh bệnh mà ta phải:

      1. Tránh căng thẳng (stress)
      2. Tránh kì cọ và bóc da (hiện tượng Kobner)
      3. Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như xạt phòng, vôi,... vì khi đó vùng da nhiễm bệnh sẽ mở rộng ra.
      4. Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.
      5. Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai, mũi, họng.
      6. Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kị với các thuốc điều trị.
      7. Nên lạc quan với bệnh tật: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới.
      8. Tránh gây trầy xước da ở vùng này, sẽ gây nhiễm trùng, vết thương trở lên đau đớn. Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bôi dưỡng da, cần phải xem kĩ các loại thuốc bôi dưỡng da có ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh hay không.

        Cách chữa bệnh vảy nến


        Chữa vảy nến theo Tây y


        Điều trị tại chỗ: Dùng các loại kem, mỡ, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vấy da như:

        • Mỡ Salycile 5%, 10%.
        • Vitamin D3.
        • Goudron.

        Lưu ý:

        • Nếu gặp ở bàn chân thì nên đi giày, tất khi ra ngoài đường, điều này giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vùng da có vết nứt.
        • Hạn chế tiếp xúc với xà phòng.
        • Đến phòng khám chuyên khoa da liễu.

          Điều trị toàn thân:

          • Acitretine (Soriatane).
          • Cyclosporin (Neoral).
          • Methotrexate.
          • Quang trị liệu: UVB phổ hẹp (UVBTL01)
          • Quang hóa trị liệu: PUVA.

            Chữa vảy nến theo Đông y


            Bài thuốc 1: Dùng cho bệnh vẩy nến kéo dài:

            Ké, hà thủ ô, huyền sâm, ngân hoa, hỏa ma nhân, sinh địa, tất cả đều 12g. Sắc uống ngày 1 lần. 

            Thuốc rửa ngoài thì dùng: Hỏa tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa. Nấu nước ngày rửa 1 lần.

            Bài thuốc 2: Thuốc ngâm rửa cho trường hợp bị toàn thân trên diện rộng:

            Khô phàn 120g, cúc hoa dại 240g, xuyên tiêu 120g, mang tiêu 500g, sắc lấy nước tắm hoặc ngâm mỗi ngày, hoặc cách 1 ngày ngâm 1 lần.

            Bài thuốc 3: Bao gồm những loại thuốc sau:

            Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ... mỗi thứ 12g, sắc uống trong 1-2 ngày, mỗi ngày 2 lần!

            Cách dùng: Đây là một thang thuốc uống trong 1 - 2 ngày, mỗi thứ 10 - 12g. Sau khi uống thuốc xong thì lấy bã đun them 1 ít nước và tắm, ngâm để cho lớp da chết bong ra.

            Nguồn: www.phucthanhduong.com

            Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
            • Cà gai leo: Dược liêu duy nhất làm âm tính Virut B Click xem
            • An Cung Trúc Hoàn: Điều trị tai biến mạch máu não Click xem
            • Tê Thấp Lý Sáng: Điều trị thoái hoá đốt sống lưng, cổ Click xem